Mách nhỏ các mẹ bầu: chế độ dinh dưỡng từng tuần thai kỳ sao cho chuẩn

Chế độ dinh dưỡng cho thai phụ qua từng tuần giúp mẹ bầu cân chỉnh chuyện ăn uống sao cho phù hợp nhất. Đó vừa là cách kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể, vừa đảm bảo em bé trong bụng nhận đủ chất để phát triển khỏe mạnh suốt 40 tuần thai. Mỗi tuần thai nhi có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau[/caption] Khi biết mình mang thai cũng là lúc mẹ chẳng còn được thoải mái như thời còn son rỗi. Việc ăn gì, không nên ăn gì thậm chí còn khiến mẹ đau hết cả đầu bởi tất cả những gì mẹ ăn vào đều tác động đến em bé trong bụng. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của bào thai trong bụng. Nếu lo lắng việc tăng cân quá nhiều mà kiêng cữ đủ thứ, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Kết quả là các cơ quan trong cơ thể cũng như não bộ không được phát triển hoàn chỉnh, ảnh hưởng đến trí thông minh của đứa trẻ sau khi chào đời. Với mỗi giai đoạn, thai nhi đều cần những dưỡng chất và nhu cầu dinh dưỡng khác biệt. Do đó, chế độ ăn uống chi tiết từng tuần cho thai phụ dưới đây sẽ giúp mẹ xây dựng được kế hoạch ăn uống hợp lý trong suốt thai kỳ và đảm bảo em bé sinh ra thật thông minh, khỏe mạnh. Tuần 1 Khoảng 90% phụ nữ vẫn chưa biết mình mang thai ở thời điểm này. Nếu xác định chính xác mình đã có bé, mẹ nên bắt đầu ăn đủ 4 nhóm chất, uống bổ sung viên axit folic và đủ lượng chất sắt khi nội tiết tố thay đổi khiến cơ thể mẹ phải thích nghi. Đồng thời trong thời gian này, mẹ phải tránh xa việc tiếp xúc với khói thuốc vì nó ảnh hưởng rất lớn đến phôi thai. Tuần 2 Ngoài việc lựa chọn thời gian để quan hệ, dinh dưỡng cũng rất quan trọng để thụ tinh thành công. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu muốn sinh con gái, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, magie. Nếu muốn sinh con trai, mẹ nên bổ sung những thực phẩm có chứa kali, natri. Dinh dưỡng ở tuần 2, bên cạnh những thực phẩm trên, mẹ nên bổ sung thêm nhiều rau tươi, trái cây, thịt đỏ và uống đều đặn 1 viên axit folic/ngày. Tuần 3 Thời điểm này, các bà mẹ tương lai có thể lo lắng về chất lượng phôi thai trong tử cung. Muốn quẳng gánh lo âu này suốt thai kỳ, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chứa axit folic cao để giúp các tế bào hồng cầu và các tế bào của phôi thai hoạt động mạnh hơn. Lượng axit folic cần cung cấp trong thai kỳ khoảng 4.000mcg mỗi ngày từ khi mang thai đến hết thai kỳ. Lượng này có thể thay đổi nếu có chỉ định của bác sĩ. Tuần 4 Phôi được cấy vào thành tử cung. Bạn bắt đầu cảm nhận có điều gì đó kỳ lạ. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã có thai. Chẳng hạn, bạn muốn ăn thứ gì đó vào buổi sáng; ngán nhiều thứ và chỉ thích ăn chua. Tuy nhiên, nếu theo sở thích mà ăn uống tùy ý, em bé sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh. Giai đoạn này, phôi thai được cấy vào niêm mạc tử cung, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ cần phải giàu sắt để tạo hemoglobin vì hemoglobin giúp vận chuyển oxy đến phôi thai, điều này rất quan trọng với sự sống còn của bào thai. Thực phẩm giàu sắt có thể tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau bina và bột cà ri. Tuần 5 Tuần này, các cơ quan của thai nhi bắt đầu hình thành. Mẹ nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (protein). Axit amin có mặt trong protein cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Protein có trong thịt, sữa, sữa chua, pho mát và các loại đậu. Ngoài ra, chế độ ăn uống cần bổ sung thêm canxi. Thời điểm này, mẹ nên bắt đầu ngừng uống cà phê vì caffeine sẽ khiến cơ thể không hấp thu được sắt. Nếu mẹ trót nghiện, mẹ chỉ nên uống một ít. Tuần 6 Sự gia tăng đột ngột các hormone thai kỳ là nguyên nhân gây ốm nghén. Mẹ nên thay đổi thói quen ăn uống. Ă ít lại nhưng ăn thường xuyên hơn, tức là phải chia thành nhiều bữa. Nếu không thể ăn được, mẹ có thể ăn ngũ cốc hoặc bánh mỳ, rau bina. Trường hợp ốm nghén nặng, mẹ có thể ăn thêm ít gừng để giảm cảm giác buồn nôn. Tuần 7 Hệ thống thần kinh trung ương và não bộ của thai nhi đã phát triển kể từ tuần này. Đây cũng là lúc mẹ nên bổ sung Omega-3 để giúp phát triển trí thông minh cho em bé từ trong bụng mẹ. Thực phẩm giàu Omega-3 tốt cho bà bầu như cá hồi, cá mòi, hạnh nhân, đậu nành, quả óc chó, hạt bí ngô. bí ngô... Mẹ đừng quên axit folic luôn cần thiết trong việc bảo vệ mỗi tế bào của phôi phát triển mạnh hơn. Mẹ sẽ cần chất này cho đến tuần thứ 12. Tuần 8 Các tế bào phức tạp trong não bộ bắt đầu phát triển. Chế độ ăn cần phải giàu Omega-3. Ngoài ra, vitamin B2 rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng này trong suốt thai kỳ của bạn, đặc biệt là trong 12 tuần đầu tiên. Vitamin B12 được tìm thấy trong sữa, lòng đỏ trứng, pho mát, rau lá xanh. Tuần 9 Khung xương được hình thành rõ ràng, ngón tay và ngón chân của bé bắt đầu tách ra. Trong tuần này, canxi là chất dinh dưỡng chính đối với sự phát triển khỏe mạnh của xương và rằng thai nhi. Mẹ nên bổ sung khoảng 700-800 mg mỗi ngày. Để hấp thu canxi hiệu quả, mẹ cần bổ sung thêm vitamin D. Mẹ có thể tắm nắng trong khoảng 30 phút mỗi sáng. Tuần 10 Tuần này, nhau thai đã đảm nhận chức năng của mình một cách hoàn thiện. Do vậy, những gì mẹ ăn rất quan trọng, đều có tác động đến em bé. Một số thực phẩm không có lợi cho bào thai như gan, dầu gan cá tuyết hoặc thức ăn quá nhiều vitamin A. Bởi vì các thực phẩm này có chứa nhiều axit béo bão hòa có thể tích tụ trong cơ thể. Tuần 11 Tuần này, năng lượng của mẹ sẽ chuyển hóa nhanh hơn bình thường. Vitamin B2 cần thiết cho các phản ứng enzym. Đồng thời, vitamin B2 giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ chất béo trong các động mạch. Mẹ bầu nên tránh ăn các thực phẩm có chất béo bão hòa. Tuần 12 Cơ thể của thai phụ cần nhiều nước hơn từ tuần này. Mẹ nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để thay thế lượng nước đã mất vì phải đi tiểu thường xuyên. Các nguồn nước khác có thể dung nạp tốt trong tuần này bao gồm: nước ép trái cây, nước ấm và nước khoáng. Tuần 13 Sự gia tăng hormone progesterone có thể gây nên những tình trạng viêm, chảy máu. Tuần này, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để chữa các bệnh nướu răng. Đồng thời, vitamin cũng giúp tăng cường xương và răng của thai nhi với các vitamin. Vitamin C có nhiều trong trái cây, đặc biệt là cà chua và dâu tây. Tuần 14 Hormone tuyến giáp phát triển để sản xuất kích thích tố. Nếu thích ăn rau cải, mẹ sẽ nhận vitamin C từ loại rau này. Nhưng ở giai đoạn này, mẹ nên hạn chế ăn rau cải, bởi vì nó gây ức chế chứ năng tuyến giáp. Tuần 15 Bụng mẹ đã dần to hơn ở tuần thai thứ 15. Mẹ nên ăn các loại thực phẩm có chứa vitamin A như rau lá xanh, bơ, bí ngô,... trong tuần này để tăng cường thị lực và thêm nguồn vi khoáng cho con. Tuy nhiên, mẹ phải kiêng ăn gan động vật. Tuần 16 Ở tuần 16, vitamin C là rất cần thiết để giúp tăng collagen, giúp các tế bào kết nối tốt hơn. Vitamin C giúp giữ cho xương và răng chắc khỏe. Đồng thời, nó cũng giúp nuôi dưỡng làn da của mẹ, giảm nguy cơ lão hóa da. Ngoài ra, mẹ đừng quên thoa chút kem dưỡng da lên bụng để làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn da trong những tuần kế tiếp nhé. Tuần 17 Da của bé bắt đầu phát triển từ tuần 17. Nó là một lớp chất béo đặc biệt giúp giữ ấm cơ thể của thai nhi. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin. Vitamin có vai trò giảm mỡ trong mạch máu. Các thực phẩm nên có mặt trong chế độ ăn tuần 17, bao gồm: các loại hạt, trái cây, dầu từ lúa mì, hạt hướng dương, rau xanh và các loại rau củ có màu vàng. Tuần 18 Từ tuần này, các ống tai của thai nhi phát triển để bé có thể cảm nhận được thế giới bên ngoài. Mẹ nên bổ sung vitamin B1. Ngoài việc giúp bảo vệ da, vitamin B1 còn giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, đồng thời cũng bảo vệ mẹ khỏi bệnh beriberi (thiếu hụt vitamin B1). Thực phẩm nên chọn trong tuần này bao gồm: ngũ cốc, gạo lứt, thịt bò hoặc thịt lợn, đậu phụ, tỏi, hạt vừng. Tuần 19 Bàn tay và bàn chân của bé bắt đầu phát triển. Trong giai đoạn này, mẹ nên bắt đầu tập trung vào các loại thực phẩm có chứa kẽm. Vi chất này cần thiết đối với sự triển của em bé trong bụng. Hơn nữa, nó cũng giúp ngăn ngừa sinh non. Ngoài ra, kẽm cũng có rất nhiều trong hạt bí ngô. Tuần 20 Trong tuần này, mẹ có thể gặp khó chịu vì chứng táo bón xuất hiện thường xuyên hơn. Nếu không chữa trị, để lâu dài có thể gây bệnh trĩ. Các thực phẩm carbohydrates như gạo, khoai tây, bánh mì, lúa mì vừa cung cấp năng lượng vừa có tác dụng giảm triệu chứng táo bón. Tuần 21 Trong tuần này, cơ thể bạn cần nhiều năng lượng hơn để hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Vitamin B3 sẽ giúp chuyển đổi đường và chất béo thành năng lượng, hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa tốt hơn. Vitamin B3 có rất nhiều trong thịt lợn, thịt gà, cá, nấm, hạt dẻ, hạt mè và ngũ cốc nguyên hạt. Tuần 22 Các nơron phát triển hoàn thiện, các hệ cơ quan cũng gần như đầy đủ vàthai máy thường xuyên hơn, đó là những gì xảy ra ở thai nhi ở tuần 22. Tuần này, mẹ nên bổ sung các thực phẩm chứa vitamin B12 để hỗ trợ quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu. Vitamin B12 có nhiều trong cá mòi, cá hồng, tôm, tôm hùm, cua, cá hồi, hàu, trai, thịt bò... Tuần 23 Thể tích máu trong cơ thể mẹ bầu tăng lên từ tuần 23. Để phòng tránh thiếu máu, chế độ ăn tuần này cần rất nhiều chất sắt. Sắt có nhiều ở động vật và hải sản. Đây là nguồn thực phẩm giúp cơ thể hấp thu sắt vào máu tốt nhất. Thực phẩm có màu đỏ sẫm thường có hàm lượng sắt cao. Ngoài ra, để hấp thu nhiều sắt hơn, mẹ nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh, ớt, cà chua, ổi, cam. Tuần 24 Trọng lượng của mẹ bắt đầu tăng thêm vài kg. Chế độ ăn tuần này cần tập trung nhiều chất xơ để tránh tăng cân mất kiểm soát. Mẹ nên bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm như đậu phộng, cải xoăn, đậu khô, bơ, gạo, bột yến mạch, gạo lức. Tuần 25 Cơ quan sinh dục và hệ thống sinh sản của thai nhi đã phát triển rõ ràng từ tuần 25. Vitamin A là nguồn dinh dưỡng cần thiết trong tuần này. Đu đủ, bí ngô có lượng vitamin A cao nhất so với bắp cải trắng hay cà chua,... Vì thế trong bữa ăn hàng ngày của mẹ ở tuần này chắc chắn không thể thiếu những món này. Tuần 26 Đôi mắt của thai nhi đã phát triển gần như hoàn chỉnh khi sang đến tuần 26. Em bé bắt đầu bắt đầu mở mắt trong tuần này. Đôi mắt của con sẽ tiếp tục phát triển trong 2 - 3 tuần sau. Vì vậy, mẹ nên bổ sung các thực phẩm tốt cho thị lực của bé. Ngoài ra, mẹ nên ăn trứng vào buổi ăn sáng và uống khoảng 1 - 2 ly sữa mỗi ngày trước giờ ngủ. Tuần 27 Hệ miễn dịch của thai nhi vẫn còn kém. Lúc này con đã trông như một em bé sơ sinh. Nếu sinh ra vào tuần này, cơ hội sống khoảng 85% với điều kiện được chăm sóc đặc biệt. Các hệ thống và các cơ quan vẫn chưa thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Vì vậy, mẹ nên bổ sung các thực phẩm chứa sắt, canxi, omega-3, vitamin C để giúp thai nhi cứng cáp hơn. Tuần 28 Thời điểm này, mẹ nên theo dõi những thay đổi trong cơ thể mình vì có nhiều biến chứng có thể xuất hiện. Carbohydrates và vitamin B1 giúp mẹ tăng cường sức mạnh để sẵn sàng cho quá trình sinh em bé. Một số thực phẩm có thể bổ sung như đậu, ngũ cốc, rau lá xanh, lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt. Tuần 29 Trong tuần này, quá trình tiết sữa non có thể bắt đầu. Một số mẹ, ở đầu ti sẽ bắt đầu có một lượng sữa non màu vàng rỉ ra. Hiện tượng này là dấu hiệu cho thấy ngực sẵn sàng cho quá trình cho con bú sữa mẹ. Mẹ nên ăn các loại thực phẩm dinh dưỡng có chứa sắt, canxi, vitamin C, vitamin D để tăng cường tiết sữa . Nguồn dinh dưỡng nên bổ sung trong tuần này: dầu gan cá, chất béo sữa, bơ, cá, lòng đỏ trứng, cá hồi, cá mòi, xoài, lươn, cà rốt, bí đỏ và rau xanh. Tuần 30 Tử cung bắt đầu co lại, mẹ có thể cảm thấy khó chịu ở tử cung, tuy nhiên, đây không phải dấu hiệu chuyển dạ. Vitamin nhóm B có trong các loại trái cây ướp lạnh tươi như dưa hấu, ổi, xoài, đu đủ chín sẽ làm mẹ cảm thấy sảng khoái, đồng thời nó cũng giúp cơ bắp được thư giãn. Tuần 31 Phổi của bé gần như hoàn thiện nhưng em bé vẫn cần dựa vào oxy trong máu để duy trì sự sống. Do vậy, thời gian này cơ thế cần hấp thu sắt để tạo máu nuôi thai. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung vitamin K để giúp hấp thu canxi hiệu quả hơn. Vitamin K có trong rau bina, bắp cải,... Tuần 32 Đầu em bé bắt đầu di chuyển. Thai nhi càng tăng thêm trọng lượng cho đến khi bé được sinh ra. Áp lực trọng lượng thai nhi khiến mẹ cảm thấy đau đớn. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm vitamin nếu thấy cần thiết. Mẹ có thể ăn chuối, uống nước chuối ép và ăn trứng 2 - 3 lần/ tuần. Tuần 33 Tình trạng thiếu máu đã giảm. Lúc này, cơ thể có thể hấp thụ tới 66% sắt thông thường, vì vậy mẹ không phải lo lắng về việc thiếu sắt. Với những bà mẹ vẫn còn tình trạng chảy máu, mẹ nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu sắt. Sắt có trong thức ăn từ thịt gia súc và hải sản sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn. Thực phẩm màu đỏ sẫm thường có hàm lượng sắt cao. Ngoài ra, các thực phẩm như bông cải xanh, ớt, cà chua, ổi, cam... cũng giúp hấp thu nhiều sắt hơn. Tuần 34 Canxi luôn cần thiết cho mẹ bầu và em bé. Nếu muốn bảo vệ em bé khỏe mạnh trong tử cung, mẹ nên uống canxi để tăng cường sức mạnh cho xương. Các thực phẩm giàu canxi ngoài sữa và hải sản còn có các loại rau như cải xoăn, cải rổ, rau diếp, cải thìa, lá chanh,... Tuần 35 Trong tuần này, bụng của mẹ có thể đã tụt xuống. Người mẹ cảm thấy đau nhiều hơn như cảm giác đau bụng kinh. Nhưng đừng vì đau đớn mà bỏ bê chuyện ăn uống. Cần phải ăn uống nhiều hơn để thai nhi kịp tăng cân trước lúc chào đời mẹ nhé! Tuần 36 Trong tuần này, hộp sọ của thai nhi đã có hình dạng. Chế độ ăn trong tuần này cần tập trung các loại thực phẩm có chứa canxi, vitamin C, vitamin D và Omega-3 để giúp hộp sọ của bé phát triển mạnh hơn. Các loại thực phẩm dinh dưỡng được khuyến cáo cho mẹ bầu bao gồm sữa, cải xoăn, trứng, bơ. Tuần 37 Tuần này, mẹ nên bổ sung các thực phẩm Omega-3 để giúp em bé phát triển não bộ. Thành phần này có nhiều trong cá, trứng, sữa và các loại hạt. Tuy nhiên dù sữa tốt đến mấy mẹ cũng không nên uống quá 2 ly/ngày và không ăn quá nhiều hạt vì có thể làm bé trong bụng bị dị ứng. Tuần 38 Tuần này, thai nhi đã bắt đầu di chuyển xuống khung xương chậu, làm mẹ dễ thở hơn. Trọng lượng của tử cung quá lớn sẽ gây áp lực cho bàng quang nên mẹ thường có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần vào ban ngày lẫn ban đêm. Để tránh mất ngủ, mẹ không nên uống nước trước khi ngủ vì có thể làm mẹ thường xuyên buồn tiểu, gây gián đoạn giấc ngủ. Tuần 39 Đây là thời gian mẹ mong đợi bấy lâu. Thai nhi có thể chào đời ở tuần này. Mẹ sẽ đau đớn vì những cơn chuyển dạ. Do vậy, thực phẩm dinh dưỡng cần bổ sung để giúp mẹ thư giãn, giảm lo âu, giảm đau như các thực phẩm giàu vitamin B1. Ngoài ra mẹ có thể cần ăn thêm một số thực phẩm giúp tử cung giãn nở và mềm ra như quả chà là, rong biển, mè đen... Tuần 40 Cuối cùng, thời khắc mong đợi đã đến. Mẹ sẽ kết thúc thai kỳ trong 40 tuần với niềm hạnh phúc ngập tràn khi lần đầu tiên được nhìn ngắm gương mặt con. Tất cả những gì cần lúc này là năng lượng và tinh thần thật lạc quan để bước vào ca vượt cạn sắp tới. Không chỉ là ở tuần cuối này, quá trình tích lũy năng lượng cần phải được thực hiện trong suốt 40 tuần thai, bao gồm carbohydrate, protein, vitamin B1 và vitamin C. Chúng tôi đang hiện có khóa học yoga cho bà bầu giúp giảm đau lưng, mệt mỏi, giúp dễ sinh, tinh thần lạc quan vui vẻ,... và thai giáo để các mẹ bầu mang thai hạnh phúc. Liên hệ để tham gia lớp học ngay hôm nay nhé! Hotline: 0985060558 Xem thêm thông tin tại: Fanpage Yoga Luna Thái Youtube Yoga Luna Thái

Yoga Luna Thái

   

Bản quyền 2020 © thuộc về Học Viện Quốc Tế Yoga Luna Thái