Lưu ý khi tập yoga cho bà bầu

Mang thai là một hành trình đầy kỳ diệu và hạnh phúc. Bên cạnh đó cũng là những đớn đau và vất vả mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua.  Vậy làm cách nào để mẹ bầu vượt qua được những thay đổi khi mang thai? Đồng thời chuẩn bị cho mình được một thể trạng tốt để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới. Tập yoga cho bà bầu là một trong những phương pháp luyện tập được các chuyên gia khuyến khích luyện tập. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bà bầu, các mẹ tham khảo nhé


Những lưu ý khi tập yoga cho bà bầu


- Thai phụ mới tập yoga lần đầu, nên chọn những bài tập nhẹ nhàng. Đồng thời tập luyện đều đặn mỗi ngày khoảng 45 - 60p. Sau buổi tập 10-15 phút mới được uống nước hay ăn thức ăn lỏng; sau 30 phút ăn thức ăn đặc. Trong hai tháng cuối của thai kỳ, cần tránh tập những tư thế đầu gối cao hơn khung xương chậu. Vì những tư thế này khiến thai nhi không được đặt ở vị trí tốt nhất.

- Khi tập yoga, bà bầu cần chú ý đến cơ thể, lắng nghe cơ thể của mình. Bà bầu có thể tập chậm rãi và tuyệt đối tránh những tư thế vượt quá  khả năng của mình. Nếu bà bầu gặp bất kỳ một sự cố nào dù nhỏ khiến bà bầu đau, thậm chí chảy máu, nhận thấy những cử động của thai nhi ít hẳn so với trước, bà bầu cần dừng tập luyện ngay và liên hệ với bác sĩ của chính mình.

Trường hợp không nên tập yoga cho bà bầu


Ngộ độc thai nghén; dọa sẩy thai; hay chóng mặt, buồn nôn, huyết áp cao và thấp; có tiền sử sinh non. Tuy nhiên, những bài tập nhẹ nhàng như bài tập hít thở, thư giãn vẫn an toàn cho bà bầu, giúp bà bầu an tâm, bình tĩnh và tự tin lúc sinh nở.

Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu thai kì


Bà bầu cần nói chuyện với giáo viên dạy yoga về tình trạng mang thai của mình. Cho họ biết điều mà bà bầu mong muốn khi tham gia lớp học.

Trong những tháng đầu của thai kì, bà bầu có thể sẽ không có nhiều hạn chế trong việc tập luyện nhưng nhớ làm theo quy tắc cơ bản nhất của tập thể dục an toàn khi mang thai đó là uống nhiều nước trước, trong và cả sau khi tập để giữ cân bằng cho cơ thể.

Hít thở sâu và thường xuyên theo hướng dẫn trong mỗi tư thế yoga. Nếu bà bầu cảm thấy đau hoặc khó chịu, hãy nói với giáo viên để điều chỉnh hoặc đề nghị một tư thế khác phù hợp hơn.

Yoga cho bà bầu 3 tháng giữa thai kì


Bước sang giai đoạn này, các khớp xương của bà bầu đang dần nới lỏng hơn vì vậy mà bà bầu cần thận trọng khi luyện tập. Đừng cố gắng giữ một tư thế trong một thời gian dài, tiến hành các động tác thật chậm và cẩn thận để phát huy tối đa hiệu quả và tránh chấn thương. Tránh lạm dụng thời gian nằm thư giãn thẳng lưng trên thảm quá lâu để đảm bảo máu lưu thông tốt tới tử cung của mẹ bầu.

Yoga cho bà bầu 3 tháng cuối thai kì


Giai đoạn này bà bầu thường thấy cơ thể bất tiện hơn bởi bụng bầu đã trở nên khá lớn. Bà bầu nên thực hiện các tư thế đứng với sự hỗ trợ của đạo cụ như một chiếc ghế để tránh mất cân bằng, gây thương tích cho mẹ hoặc thai nhi. Ngoài ra các đạo cụ hình khối như bóng cao su, dây đai cũng có thể giúp bà bầu di chuyển và thay đổi nhiều tư thế một cách ổn định và an toàn. Ghi nhớ: Không giữ một tư thế trong một thời gian dài, di chuyển thường xuyên là rất quan trọng với mẹ bầu.

Các mẹ có thể tham khảo thêm: 10 tư thế yoga cho bà bầu 3 tháng cuối

 

 

 

Bản quyền 2020 © thuộc về BMG Group