Bạn từng tự hỏi: “Có bao nhiêu Giáo viên, HLV Yoga có thể định hướng cho con đường sự nghiệp của chính họ? Niềm đam mê trong thực hành Yoga bỗng chốc trở thành niềm đam mê trong việc chia sẻ tập Yoga?...” – thì có lẽ bạn đã trở thành một người "nghiện Yoga" rồi đấy. Và bạn bắt đầu tìm đến các khóa học, hội thảo về Yoga để có thể cảm nhận sâu sắc hơn trong khi thực hành và khám phá thêm về bản thân
Có lẽ giấc mơ về một sự nghiệp HLV Yoga của bạn bắt đầu từ chính niềm đam mê trong bạn. Không chỉ còn là sở thích của bản thân nữa rồi. Khi đó, với bạn, Yoga là một chân lý. Sau tất cả, những gì mà Yoga đem lại cho HLV Yoga là một cuộc sống giản dị, bình an từ bên trong. Bạn có thể cảm nhận được điều này qua cách sinh hoạt, sự thiền định hay thậm chí chỉ là trong việc thay đổi quần áo hằng ngày.
Chính vì những băn khoăn đó, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những bí quyết, phương thức để vừa trở thành một HLV Yoga chuyên nghiệp, xuất sắc với một sự nghiệp bền vững thông qua hai phần của bài viết "7 điều bạn cần lưu ý khi trở thành một HLV Yoga chuyên nghiệp".
Có một sự thật tuyệt vời là hầu hết các HLV Yoga đều có một sự cân bằng trong công việc và cuộc sống. Bởi khi đó, người HLV Yoga không còn phải chạy đua - làm việc “8 tiếng/ngày và 40 tiếng/tuần”, trong một văn phòng buồn tẻ! Khi trở thành HLV Yoga, bạn không chỉ làm chủ công việc, mà còn làm chủ cả thời gian nữa!
Tuy nhiên, một nghịch lý là trên thực tế, vẫn có nhiều Giáo viên, HLV Yoga đã từng bị ảnh hưởng bởi lịch làm việc dày đặc. Vì khi bạn chỉ suy nghĩ về một lớp học và những cá nhân trong lớp học đó, bạn thường quên đi tất cả những việc khác mà chỉ suy nghĩ về việc chuẩn bị những gì? Thời gian xen kẽ giữa các lớp cũng như những thắc mắc của học viên, cách gia tăng số lượng học viên,… cũng khiến bạn băn khoăn?
Bên cạnh đó, người HLV Yoga cũng thấy giờ làm việc của mình trái ngược với thời gian của gia đình và bạn bè. Ví dụ, các lớp học Yoga phổ biến nhất thường là vào buổi sáng sớm (trước khi mọi người đi làm) và vào buổi tối (5:30 và 7:00,sau giờ làm việc). Ban đầu, điều này đối với bạn có thể không quan trọng, nhưng lâu ngày lại xảy ra nhiều vấn đề như: khó tìm người chăm sóc cho lũ trẻ trong khoảng thời gian đi dạy, không thể chuẩn bị bữa ăn sáng hoặc tối cho gia đình,... Những rắc rối này khiến một số người thật sự căng thẳng, và cảm thấy dường như đang dần hy sinh gia đình, bạn bè, thời gian cho việc… giảng dạy.
Bí quyết 1: Hãy làm một thời gian biểu lý tưởng với ít nhất 1 ngày nghỉ trong tuần, để bạn có thể kết nối với chính mình và những người thân yêu. Để thực hiện tốt điều này, bạn cần xem xét những gì bạn thực sự mong muốn cho cuộc sống của bản thân. Và hãy thôi kiểm tra mail một triệu lần một ngày đi nhé!
Điều này nghe có vẻ vô lý, nhưng trong nhiều năm qua, có rất nhiều giáo viên mà tôi đã từng trò chuyện đã phải đấu tranh để tìm được thời gian riêng cho bản thân. Vì vậy, hãy trả lời thành thật - Bạn có thực sự dành thời gian cho bản thân chưa? Đây được xem là nhược điểm lớn nhất của việc dạy Yoga. Bạn sẽ nhận ra rằng, sau một ngày dài với công việc giảng dạy, bạn không còn muốn bước lên thảm tập nữa. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý - việc không thực hành Yoga hàng ngày sẽ làm mất dần cảm hứng và niềm đam mê mà bạn đã từng có.
Bí quyết 2: Hãy ưu tiên cho việc thực hành của bản thân bằng cách cam kết có khoảng thời gian riêng cho mình hàng ngày. Nếu ý tưởng về nhà và tập luyện sau một ngày dài không thành công, hãy thử thực hành vào buổi sáng, hoặc ngay tại Trung tâm.
“Hãy nhớ rằng, chỉ hai mươi phút thực hành Yoga cũng sẽ giúp bạn kết nối lại với niềm đam mê trong chính bản thân mình.”
Ngoài ra, bạn nên cố gắng ra ngoài thực hành một lần một tuần. Việc này không chỉ giúp bạn có được nhiều cảm hứng, mà còn giúp bạn được học hỏi thêm từ các giáo viên tuyệt vời khác, xây dựng các mối quan hệ, và hơn nữa, mọi người sẽ biết đến bạn nhiều hơn.
Thêm một điều thực tế nữa là hầu hết các giáo viên Yoga không thể sống nếu chỉ dựa vào các lớp học nhóm – bởi bạn chỉ có thể dạy một vài lớp học trong một tuần. Còn nếu bạn mở một trung tâm hay một phòng tập, bạn phải tốn một khoản phí cho mặt bằng cũng như tiền lương cho nhân viên. Thậm chí khi chính bạn nhận tất cả các lớp và hầu hết các ngày đều có lớp học, nhưng nếu bạn đang sống trong một thành phố đắt đỏ, thì bạn vẫn phải làm việc thật chăm chỉ để thu nhập có thể đáp ứng nhu cầu.
Bí quyết 3: Xác định thật rõ ràng về mức thu nhập cơ bản của mình. Số tiền bạn cần để trang trải các chi phí cần thiết (bao gồm chi phí sinh hoạt và các khoản tiết kiệm, chăm sóc sức khỏe).
Sau đó hãy nghĩ về thu nhập MONG MUỐN của bạn. Đây không phải là tham lam. Đây là NHU CẦU cần thiết để có được một cuộc sống mà bạn mơ ước. Bạn muốn mình sống ở đâu? Bạn muốn có một căn hộ đẹp hơn? Đủ khả năng chi trả cho kỳ nghỉ mỗi năm? Cùng với đó là khoản tiền để bạn có thể chi trả cho phần học hỏi thêm về Yoga (vì nếu bạn giống như tôi, bạn không thể bước vào một hiệu sách mà không thể không chọn được cho mình 4 hay 5 cuốn sách). Và một khi bạn thấy rõ được nhu cầu cơ bản của mình cùng với thu nhập mà mình mong muốn, bạn có thể bắt đầu biết được việc mà mình đi dạy có đủ để đáp ứng những điều đó không (nếu bạn không chắc chắn hãy thử hỏi những HLV có kinh nghiệm khác).
Bạn nên biết, thu nhập không tự đến cùng lúc. Đây là thời điểm để bạn nhìn vào nguồn thu nhập thay thế khác. Các lớp học nền tảng tạo ra nguồn thu nhập tuyệt vời, nhưng để dễ dàng đạt được mức thu nhập như mong muốn, bạn có thể thêm vào các dịch vụ cao cấp hơn như hội thảo, các khóa tu nghiệp, các sự kiện, các lớp học đặc biệt ngắn hạn, các lớp học cá nhân, hoặc nguồn thu nhập thụ động (như bán sách điện tử hoặc dạy Yoga trực tuyến). Nếu bạn là Giáo viên, HLV Yoga nâng cao hoặc bạn có điều gì đó đặc biệt có thể mang đến cho Yoga, thì một trong những cơ hội lớn nhất trong ngành Yoga hiện nay đơn giản là cung cấp các chương trình Đào tạo cho Giáo viên mới, các chương trình Đào tạo về chuyên môn cũng như cấp giấy chứng nhận dựa trên cơ sở hành nghề,...
Xem tiếp phần 2: "7 điều bạn cần lưu ý khi trở thành một HLV Yoga chuyên nghiệp"